Học tiếng Nhật

Hệ thống chữ cái tiếng Nhật Kanji và những điều cần biết

Kanji là bộ chữ bắt nguồn từ Trung Quốc, nó được du nhập vào Nhật Bản khoảng gần 2000 năm trước đây. Một vài thế kỷ sau thì hai bộ Hiragana và Katakana được xây dựng dựa trên Kanji để hoàn thiện hệ thống ký âm và ngữ âm của tiếng Nhật.

Nếu bạn muốn có thể đọc và viết tiếng Nhật một cách thành thạo khi du học thì bạn bắt buộc bạn phải học chữ Kanji. Để tìm hiểu kỹ hơn về chữ Kanji này, hãy cùng tham khảo bài viết: “Hệ thống chữ cái tiếng Nhật Kanji và những điều cần biết” nhé!

Hệ thống chữ cái tiếng Nhật Kanji

Chữ Hán Nhật văn (漢字- Kanji) là chữ Hán dùng trong tiếng Nhật, và là tập hợp các ký tự tượng hình được vay mượn từ Trung Quốc Kanji là một trong 5 bộ kí tự được dùng trong hệ thống chữ viết tiếng Nhật hiện nay.

Đã có một số bất đồng về cách thức chữ Hán du nhập vào Nhật Bản, nhưng ý kiến được chấp nhận rộng rãi nhất là các nhà sư đã mang các văn bản chữ Hán vào Nhật vào khoảng thế kỉ thứ 5. Các văn bản này được viết bằng chữ Hán vào và lúc đầu cũng được đọc bằng âm Hán. Tuy nhiên qua thời gian, hệ thống Hán văn (漢文, kanbun) xuất hiện – nó dùng văn bản chữ Hán với dấu thanh cho phép người Nhật đọc nó theo quy tắc ngữ pháp tiếng Nhật.

chu-tieng-nhat-kanji

Lúc bấy giờ tiếng Nhật chưa có dạng chữ viết. Ngay cả hệ thống chữ viết man’yōgana (万葉仮名, vạn diệp giả danh, được dùng trong tuyển tập thơ cổ Man’yōshū) cũng dùng bộ chữ Hán với số kí tự hạn chế nhằm ký âm, chứ không nhằm diễn đạt ngữ nghĩa. Man’yōgana viết ở dạng đường cong trở thành hiragana (ひらがな, 平仮名, bình giả danh), một hệ thống chữ viết dành cho phụ nữ (không được phép tham gia vào nền giáo dục cao). Hầu hết văn chương của phụ nữ vào thời đại Heian được viết bằng hiragana. Song song đó, katakana (カタカナ, 片仮名, phiến giả danh) xuất hiện do được các tu sinh giản lược manyogana thành một thành tố đơn. Hiragana và katakana được gọi chung là kana.

Học tiếng Nhật

Khi hệ thống chữ viết tiếng Nhật trưởng thành và mở rộng, kanji được dùng để viết một số phần trong câu, như danh từ, tính từ và động từ, còn hiragana được dùng để viết đuôi của động từ (okurigana), từ chỉ có ở tiếng Nhật và từ khó đọc hay nhớ bằng Kanji. Hiragana cũng được dùng trong sách dùng cho trẻ em và khi muốn giảm nhẹ mức độ của từ hoặc lời yêu cầu, thí dụ như từ kudasai (ください, xin vui lòng) và kodomo (子供, trẻ em). Ngược lại, vì có hình dạng góc cạnh, katakana được dùng để biểu thị từ tượng thanh, các âm thô và đột ngột, âm thanh của động vật và từ vay mượn của nước ngoài.

Hiện nay, hệ thống chữ cái tiếng Nhật Kanji đang là con số đang bị tranh cãi. Đại Hán họa Từ điển – từ điển chữ Hán được đánh giá là cực kỳ đáng tin cậy – có chứa khoảng 5 vạn chữ Hán và được cho là khá đầy đủ. Tuy nhiên những từ điển tiếng Trung gần đây có đến trên 8 vạn chữ Hán, nhiều ký tự bao gồm cả những biến thể rất ít biết đến. Hầu hết số đó đều không phổ biến ở cả Nhật Bản và Trung Quốc.

Chính phủ Nhật Bản đưa ra các kỳ thi “kiểm định thí nghiệm” (Kanji kentei), viết tắt của 日本漢字能力検定試験 (Nihon kanji nōryoku kentei shiken Nhật Bản hán tự năng lực kiểm định thí nghiệm, có nghĩa là “Kiểm tra năng lực nắm bắt chữ Hán trong tiếng Nhật”) để kiếm tra khả năng đọc và viết chữ Hán. Cấp độ cao nhất của kỳ thi này kiểm tra trong phạm vi khoảng 6.000 chữ Hán.

STT Bộ Tên Hán Việt Ý nghĩa

1 一 Nhất Một, là số đứng đầu các số đếm. Phàm vật gì chỉ có một đều gọi là Nhất cả.

2 丨 Cổn Nét sổ, đường thẳng đứng trên thông xuống dưới.

3 丶 Chủ Nét chấm, một điểm.

4 丿 Phiệt Nét phẩy bên trái của chữ Hán, nét sổ từ phải qua trái.

5 乙 Ất Can thứ hai trong mười can (Giáp, Ất, Bính, Đinh…).

6 亅 Quyết Nét sổ có móc.

7 亠 Đầu Không có nghĩa, thường là phần trên của một số chữ khác.

8 人 Nhân Người, có hai chân, là sinh vật đứng thẳng, còn có dạng nhân đứng 仁.

9 儿 Nhân (đi) Người, như hình người đang đi.

10 冂 Quynh Đất ở xa ngoài bờ cõi, như vòng tường bao quanh thành lũy.

11 冖 Mịch Khăn chùm lên đồ vật, che đậy, kín không nhìn thấy rõ.

12 刀 Đao con dao. Còn hình thức khác là刂thường đứng bên phải các bộ khác.

13 勹 Bao Bọc, gói, khom lưng ôm một vật.

14 匕 Chủy Cái thìa.

15 卩 Tiết Đốt tre, một chi tiết nhỏ trong một sự vật hoặc hiện tượng.

16 厂 Hán Chỗ sườn núi có mái che người xưa chọn làm chỗ ở.

17 厶 Tư, Khư Riêng tư.

18 又 Hựu Cái tay bắt chéo, trở lại một lần nữa.

19 Miệng (hình cái miệng). Phân biệt bộ khẩu với bộ vi:
bộ khẩu cạnh “trên rộng, dưới hẹp”, bộ vi trên dưới bằng nhau

20 囗 Vi Vây quanh ( phạm vi, ranh giới bao quanh ).

21 Đất ( Gồm bộ nhị 二với bộ cổn丨 như hình cây mọc trên mặt đất ).Cần phân biệt với bộ Sỹ. bộ thổ nét ngang ở dưới dài hơn nét ngang ở trên, còn sỹ thì ngược lại

22 夊 Truy, Tuy Dáng đi chậm chạp, theo sau mà đến kịp người đi trước.

23 夕 Tịch Đêm tối ( nửa chữ nguyệt – mặt trăng vừa mọc phần dưới chưa thấy rõ ).

24 大 Đại Lớn ( hình người dang rộng hai tay và chân ).

25 女 Nữ Con gái ( Như người con gái chắp tay trước bụng thu gọn vạt áo ).

26 子 Tử Con ( Hình đứa trẻ mới sinh ra cuốn tã lót không thấy chân ).

27 宀 Miên Mái nhà.

28 寸 Thốn Tấc, một phần mười của thước.

29 尸 Thi Thây người chết, Thi thể.

30 山 Sơn Núi

31 巾 Cân Cái khăn ( Hình cái khăn cột ở thắt lưng hai đầu buông xuống ).

32 幺 Yêu Nhỏ nhắn ( hình đứa bé mới sinh ).

33 广 Nghiễm, Yểm Mái nhà ( Nhân chỗ sườn núi làm nhà, cái chấm ở trên là nóc nhà ).

34 廴 Dẫn Bước dài

35 弋 Dực ( Dặc ): Cái cọc, cột dây vào mũi tên mà bắn, cọc buộc súc vật.

36 弓 Cung Cái cung để bắn tên.

37 彳 Xích ( Sách ) Bước ngắn, bước chân trái.

38 心 Tâm Tim. Cách viết khác: 忄Hoặc chữ tiểu thêm nét phảy bên phải (小丶).

39 戶 Hộ Cửa một cánh. ( Một nửa chữ môn 門 cửa rộng hai cánh ).

40 手 Thủ Tay. Cách viết khác: 扌, 才.

41 攵 Phộc Đánh nhẹ, đánh khẽ. Cách viết khác攴.

42 斗 Đấu ( Đẩu ) Cái đấu, đơn vị đo lường lương thực. ( Đấu thóc, đấu gạo ).

43 日 Nhật Mặt trời, ban ngày.

44 木 Mộc Cây, gỗ ( hình cây có cành và rễ ).

45 欠 Khiếm Khiếm khuyết, khiếm nhã ( Há miệng hả hơi ra ngáp ).

46 水 Thủy Nước ( hình dòng nước chảy ). Cách viết khác: 氵.

47 火 Hỏa Lửa. Cách viết khác: 灬.

48 牛 Ngưu Con bò. Cách viết khác: 牜.

49 犬 Khuyển Con chó. Cách viết khác: 犭.

50 田 Điền Ruộng ( hình thử ruộng chia bờ xung quanh).

51 疒 Nạch Bệnh tật ( Người bện phải nằm trên giường ).

52 示 Kì ( Thị ) Thần đất, báo cho biết trước mọi điều một cách thần kỳ. Cách viết khác: 礻.

53 禾 Hòa cây lúa.

54 竹 Trúc Cây Tre, Hình thức khác: 竺.

>>> Xem ngay: Cách học tiếng Nhật tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Post Comment